Cứu trợ và hệ quả Bão_Cecil_(1985)

Bão Wutip năm 2013, cơn bão được đánh giá mạnh ngang ngửa bão Cecil năm 1985

Từ lời kêu gọi cứu trợ của chính phủ Việt Nam,[21][24] nhiều nước trên thế giới đã quyên góp ủng hộ và cứu trợ cho quốc gia này nhằm khắc phục hậu quả bão lũ.[26] Chính quyền hai tỉnh Khăm MuộnSavannakhet của nước láng giềng Lào đã đến thăm hỏi và chia sẻ mất mát với tỉnh Bình Trị Thiên, đồng thời cũng hỗ trợ lương thực, hàng hóa, 220m3 gỗ và 10 nghìn cây tre để người dân khôi phục lại cơ sở hạ tầng cũng như là đời sống sau bão.[27] Nhật Bản đã gửi đến Việt Nam số tiền 200 nghìn đô la Mỹ để hỗ trợ chính quyền những vùng bị tàn phá bởi cơn bão khắc phục những thiệt hại.[28] Chính phủ Australia đã gửi đến Việt Nam 1000 tấn gạo nhằm giúp nhân dân ổn định đời sống. Pháp cũng đã gửi nhiều loại nước uống, quần áo, thuốc men đến các tỉnh chịu thiệt hại bởi cơn bão để khắc phục những thiếu thốn về trang thiết bị y tế cũng như đồ dùng sinh hoạt sau thiên tai.[21] Đặc biệt, Tổ chức Hội thảo và Phát triển Pháp (DWF) đã khởi xướng và triển khai "Dự án Phòng chống thiên tai, cung cấp nhà cửa" tại Việt Nam. Ban đầu dự án chỉ triển khai ở tỉnh Bình Trị Thiên, về sau lan rộng ra toàn bộ các tỉnh miền Trung của quốc gia này. Dự án kéo dài 20 năm từ năm 1989 đến 2008[29] đã nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn cho người dân ở khu vực trên. Hàng loạt ngôi nhà, trường học kiên cố được xây dựng lại với chi phí vào khoảng từ 40 đến 150 triệu đồng cho một công trình.[30] Năm 2008, dự án này được nhận giải thưởng quốc tế về nhà ở của Quỹ Xây dựng nhà ở xã hội (BSHF) thuộc Chương trình định cư Liên Hiệp Quốc (UN-Habitat).[30][31][32]

Tại khu vực hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, người dân đã chuyển đổi nguyên vật liệu làm nò sáo từ tre sang nilon để hệ thống được kiên cố hơn, và từ đó số lượng nò sáo cũng tăng lên đáng kể, giúp làm giảm chi phí vật liệu.[18] Trong lễ cúng Cầu ngư của người dân vùng này, có phần nghi thức tưởng nhớ các nạn nhân đã thiệt mạng trong trận bão.[33] Năm 2019, nhà làm việc của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị bị tàn phá trong cơn bão Cecil đã được phục dựng lại.[34]

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã sáng tác bài hát nổi tiếng: "Huế tình yêu của tôi" trong bối cảnh ngay sau khi cơn bão tàn phá Huế và đây được xem như bài hát thành công nhất của bà.[35][36]

Cuối năm 1985, tôi được tin Huế bị nạn. Cơn bão số tám năm ấy đã cuốn đi bao nhiêu mái nhà, bao nhiều đường sá, bao nhiêu cánh đồng, cầu cống và người chết! Rồi bao nhiêu em thơ, cụ già thiếu đói, không nơi nương tựa!... Tôi hiểu rằng đây là nỗi đau của cả nước, và tôi càng muốn chia sẻ đau thương đó với Huế…
— Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai[35]

Dù những thiệt hại do bão gây ra rất nặng nề, nhưng cái tên "Cecil" không bị khai tử và được sử dụng lại vào các mùa bão năm 1989,[37] 1990,[38] 1993.[39] 28 năm sau ngày bão Cecil đổ bộ Trung Trung Bộ, lần lượt ngày 30 tháng 915 tháng 10 năm 2013, Bão WutipBão Nari cũng đã tàn phá khu vực này, gây thiệt hại nặng nề.[40][41] Đặc biệt, cơn bão Wutip được giới chuyên gia Việt Nam đánh giá mạnh ngang ngửa với siêu bão Xangsane năm 2006[40] và Cecil năm 1985.[42]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão_Cecil_(1985) http://125.235.8.196:8080/dspace/bitstream/CEID_12... http://65.182.2.242/docum/crid/Mayo2004/pdf/eng/do... http://articles.latimes.com/1985-10-30/news/mn-119... http://www.atms.unca.edu/ibtracs/ibtracs_current/b... http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/pnabe046.pdf http://www.hko.gov.hk/publica/tc/tc1985.pdf http://cidbimena.desastres.hn/pdf/eng/doc11941/doc... http://reliefweb.int/report/viet-nam/viet-nam-typh... http://reliefweb.int/sites/reliefweb.int/files/res... http://archive.is/GWThD